Top Ad unit 728 × 90

loading...

ĐẠI SỨ BOLIVIA ĐỀ NGHỊ ĐÓNG CỬA HỘI ĐỒNG BẢO AN LIÊN HỢP QUỐC.

loading...
Ngay sau vụ Mỹ đơn phương tấn công bằng tên lửa hành trình vào căn cứ không quân Shayrat, tỉnh Homs của Syria, Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc UNSC đã phải họp khẩn theo đề nghị của Nga. Và Mỹ hiện đang là Chủ tịch luân phiên của hội đồng này trong tháng 4.
Trong số các thành viên thường trực UNSC, Anh và Pháp ủng hộ Mỹ như thường lệ. Đại sứ Trung Quốc cho biết họ không thay đổi lập trường phản đối một nghị quyết của UNSC đòi trừng phạt Syria hôm 1-3-2017 vừa qua. Ngoài phản ứng mạnh mẽ từ Phó đại sứ Nga tại Liên Hợp Quốc, ông Vladimir Safronkov, Mỹ cũng hứng chịu sự phản đối dữ dội của một số thành viên không thường trực UNSC đến từ . Trong đó có bài phát biểu rất đặc sắc của vị đại sứ Bolivia.
Trong bài phát biểu dài gần 15 phút của mình, vị đại sứ này đã nêu rõ quan điểm của Bolivia: "Năm 2013, Liên hợp quốc đã chứng nhận tại Syria không còn vũ khí hóa học và những vấn đề nội bộ của một quốc gia cần được giải quyết thông qua đối thoại chứ không thể sử dụng vũ khí. Cuộc tấn công bằng tên lửa của Mỹ vào Syria vi phạm nguyên tắc Hiến chương Liên Hợp Quốc, đe dọa an ninh và hòa bình thế giới".
Vị đại sứ này thẳng thắn nói rằng trong nhiều vụ việc xung đột trên thế giới, Mỹ vừa đóng vai người điều tra, vừa đóng vai nhà luật sư, vừa đóng vai quan tòa và kiêm luôn cả đao phủ. Vậy thì không cần đế Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc (UNSC) làm gì nữa. Tốt hơn hết là nên đóng cửa nó.
Để minh chứng cho lập luận của mình, ông Đại sứ Bolivia đã lấy ra một tấm ảnh chụp từ năm 2003. Trong ảnh là Ngoại trưởng Mỹ Colin Powen trưng ra trước các thành viên UNSC một cái lọ penicilin chứa trong đó một ít chất bột mà ông ta nói rằng đó là "Chất độc hóa học" thu được từ chính quyền Iraq của Saddam Hussein. Ông Đại sứ nói với đại sứ Mỹ: "Cách đây 15 năm, ngài Colin Powell đã ngồi ở đây, và đã nói y hệt như quý bà đây về vũ khí hủy diệt hàng loạt của Iraq".
Kết quả là khi đó, mặc dù Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đã bác bỏ một nghị quyết trừng phạt Iraq nhưng Mỹ và Anh vẫn phát động một cuộc tấn công xâm lược Iraq. Đất nước Iraq tan nát, Saddam Hussein bị treo cổ, ISIS ra đời và hoành hành ở Trung Đông. Theo những phóng viên có mặt tại cuộc họp này, phía Mỹ đã không thể đưa ra một lời phản bác trực tiếp nào.
Cùng với đại sứ Bolivia, một số giới chức Nam Mỹ cũng lên tiếng phản đối hành động tấn công Syria của Mỹ. Tổng thống Bolivia Evo Morales đã lên tiếng phản đối cuộc tấn công, cho rằng Nhà Trắng không thể lấy cớ không rõ ràng về một cuộc tấn công bằng vũ khí hóa học để nã tên lửa vào Syria. Ngoại trưởng Costa Rica Manuel González và cựu Tổng thống Brazil Lula da Silva cũng tố cáo cuộc tấn công của quân đội Mỹ. Ngoại trưởng González lên án việc sử dụng vũ khí và kêu gọi giải trừ quân bị.
Ông Lula Da Silva đánh giá việc Nhà Trắng can dự vào Syria là hành động vô trách nhiệm và thế giới không cần những tổng thống “ngạo mạn”. Ông này nhắc lại rằng trong cuộc chiến tranh Irak, Mỹ từng khẳng định Chính phủ của ông Saddam Hussein từng sở hữu vũ khí hóa học, nhưng cho tới ngày nay chưa ai chứng minh được cáo buộc này. Thậm chí, sau 12 năm, cựu ngoại trưởng Mỹ Colin Powell thừa nhận chất trắng đựng trọng cái lọ mà ông ta trưng ra chỉ là một chút muối tán mịn.
Nguồn: Fb Chú Nguyễn Minh Tâm
loading...
ĐẠI SỨ BOLIVIA ĐỀ NGHỊ ĐÓNG CỬA HỘI ĐỒNG BẢO AN LIÊN HỢP QUỐC. Reviewed by Unknown on 16:51 Rating: 5

Không có nhận xét nào:

All Rights Reserved by ĐẤT VÕ © 2017

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.