Top Ad unit 728 × 90

loading...

Việt Nam tích cực tham gia và đóng góp trách nhiệm vào thành công của các hội nghị của ASEAN

loading...
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc vừa kết thúc tốt đẹp chuyến tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 28-29 và các Hội nghị Cấp cao liên quan, theo lời mời của Thủ tướng CHDCND Lào Thoong-lun Xi-xu-lit (Thongloun Sisoulith). Nhân dịp này, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Hoài Trung đã trả lời phỏng vấn báo chí về kết quả chuyến tham dự các Hội nghị của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc.

Viet Nam tham gia, dong gop trach nhiem vao thanh thanh cong cua cac hoi nghi Asia
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Hoài Trung.

Phóng viên (PV): Thứ trưởng có thể điểm lại những nội dung và kết quả nổi bật của các Hội nghị lần này?

Thứ trưởng Lê Hoài Trung: Trong ba ngày từ 6 đến 8-9, tại thủ đô Viêng-chăn đã diễn ra 11 Hội nghị Cấp cao, gồm Cấp cao ASEAN lần thứ 28 và 29, các Cấp cao ASEAN+1 với các đối tác (Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Hoa Kỳ, Ấn Độ, Ô-xtrây-li-a, Liên hợp quốc), Cấp cao ASEAN+3 và Cấp cao Đông Á (EAS). Đây là dịp đầu tiên Lãnh đạo các nước ASEAN và các đối tác nhóm họp sau khi ASEAN chính thức hình thành Cộng đồng vào ngày 31-12-2015.

Tại các Hội nghị, các Lãnh đạo đã tập trung trao đổi về tình hình và phương hướng tăng cường hợp tác giữa các thành viên ASEAN và giữa ASEAN với các đối tác, về các vấn đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm với 03 trọng tâm sau:

Thứ nhất, về hợp tác ASEAN, các Lãnh đạo đánh giá cao các kết quả tích cực của ASEAN ngay trong năm đầu tiên của Cộng đồng thông qua triển khai tích cực và hiệu quả Tầm nhìn ASEAN 2025 và các Kế hoạch Tổng thể trên cả 3 trụ cột chính trị-an ninh, kinh tế và văn hóa-xã hội. 

Thứ hai, về quan hệ đối ngoại của ASEAN, Hội nghị đã ghi nhận những bước phát triển mạnh mẽ, thực chất trong quan hệ giữa ASEAN với các đối tác.

Thứ ba, trong thảo luận về các vấn đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm, các Lãnh đạo đều chung nhận định tình hình quốc tế và khu vực ngày càng diễn biến phức tạp, khó lường, xuất hiện ngày càng nhiều các vấn đề mang tính đa diện, xuyên quốc gia, đòi hỏi nỗ lực chung của cộng đồng quốc tế. Các nước đều nhất trí tăng cường hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm, thông tin, hỗ trợ nâng cao năng lực để ứng phó hiệu quả với các thách thức này.

Các nước cũng trao đổi về diễn biến phức tạp tại một số khu vực như Bán đảo Triều Tiên, Biển Đông, Trung Đông. Về Biển Đông, các nhà Lãnh đạo đều nhấn mạnh tầm quan trọng của việc duy trì hòa bình, an ninh, ổn định, tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông, xác định đây là điều kiện tiên quyết cho hợp tác và phát triển.

Trước những diễn biến gần đây, các nhà Lãnh đạo kêu gọi các bên thực hiện kiềm chế, không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực, giải quyết hòa bình các tranh chấp, tuân thủ luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982, tôn trọng đầy đủ các tiến trình pháp lý và ngoại giao, thực hiện đầy đủ và hiệu quả DOC, và sớm hoàn tất Bộ Quy tắc Ứng xử (COC) ở Biển Đông; cùng nỗ lực, đóng góp tích cực vào hòa bình, ổn định và hợp tác ở khu vực.

Tại Hội nghị Cấp cao ASEAN-Trung Quốc, các nhà Lãnh đạo đã thông qua Tuyên bố chung ASEAN-Trung Quốc về áp dụng Bộ Quy tắc Ứng xử để tránh va chạm bất ngờ trên biển ở Biển Đông; Tài liệu hướng dẫn vận hành đường dây nóng giữa Quan chức Cao cấp của các Bộ Ngoại giao ASEAN và Trung Quốc về ứng phó với các sự cố khẩn cấp trên biển.

Kết thúc các Hội nghị, đã có gần 50 văn kiện được ký kết, ghi nhận hoặc thông qua. Các Lãnh đạo ASEAN đã ký Tuyên bố ASEAN về Một ASEAN, Một Ứng phó: ASEAN cùng ứng phó với các thảm họa trong và ngoài khu vực. Nhiều văn kiện được thông qua về các lĩnh vực hợp tác quan trọng trong ASEAN và giữa ASEAN với các đối tác, trong đó đáng chú ý có Kế hoạch Tổng thể Kết nối ASEAN 2025, Chương trình Công tác Sáng kiến Hội nhập ASEAN giai đoạn 3 về thu hẹp khoảng cách phát triển; và nhiều tuyên bố khác về hợp tác phát triển cơ sở hạ tầng, chống khủng bố, ứng phó với khủng hoảng di cư và buôn bán người...

Có thể nói, Lào là nước Chủ tịch ASEAN 2016 và nước chủ nhà đã có những nỗ lực và đóng góp lớn, góp phần tạo nên thành công chung của các Hội nghị lần này. Trước hết là việc Lào đã thực hiện thành công việc đưa các ý tưởng, mục tiêu của ASEAN từng bước đi vào hiện thực trong năm Chủ tịch ASEAN 2016. Đồng thời, Lào đã thực hiện đầy đủ trách nhiệm làm Chủ tịch trong việc tổ chức tốt nhiều hội nghị các cấp với nội dung trên cả ba trụ cột của ASEAN là chính trị-an ninh, văn hóa-xã hội và kinh tế. Cùng với đó là nhiều diễn đàn, hoạt động đa dạng khác đã được tổ chức thành công như Hội nghị Doanh nghiệp ASEAN, Nghị viện ASEAN, thanh niên ASEAN... Các công tác an ninh, lễ tân, hậu cần phục vụ Hội nghị đã được bảo đảm tốt.

PV: Xin Thứ trưởng đánh giá về sự tham gia và đóng góp của Việt Nam tại các Hội nghị lần này?

Thứ trưởng Lê Hoài Trung: Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã dẫn đầu Đoàn đại biểu Việt Nam tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN 28-29 và các Hội nghị Cấp cao liên quan lần này. Bên lề các Hội nghị Cấp cao, Đoàn Việt Nam đã có nhiều hoạt động tiếp xúc song phương quan trọng với Lãnh đạo các nước ASEAN và các nước đối tác.

Triển khai đường lối đối ngoại của Đại hội Đảng XII và trên cơ sở những nỗ lực triển khai các chương trình, kế hoạch của ASEAN về những cam kết của Việt Nam trong hợp tác ASEAN trong nhiều lĩnh vực, Đoàn Việt Nam đã tích cực tham gia và đóng góp trách nhiệm vào thành công của các Hội nghị. Đoàn đã có nhiều hoạt động ở nhiều cấp như tham gia đánh giá về công việc mà ASEAN cùng các đối tác đã triển khai, xây dựng các văn kiện cho các hoạt động của ASEAN, nâng cao hiệu quả hoạt động của ASEAN trong thời gian tới. Qua đó, Việt Nam đã góp phần vào việc tăng cường đoàn kết, thống nhất và vai trò trung tâm của ASEAN, tăng cường liên kết ASEAN, thúc đẩy quan hệ giữa ASEAN với các đối tác cũng như quan hệ song phương giữa Việt Nam với các nước ASEAN và đối tác của ASEAN. 

Tại tất cả 11 Hội nghị Cấp cao, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đều có các phát biểu quan trọng, chia sẻ các đánh giá và đề xuất các phương hướng và biện pháp thiết thực để làm sâu sắc hơn hợp tác ASEAN và giữa ASEAN với các đối tác, cũng như quan điểm của Việt Nam về các vấn đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm. Liên quan đến vấn đề Biển Đông, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc bày tỏ Việt Nam chia sẻ lo ngại sâu sắc của khu vực và quốc tế về những diễn biến phức tạp gần đây ở Biển Đông, nhấn mạnh Việt Nam ủng hộ những nỗ lực thúc đẩy tình hình ở Biển Đông chuyển biến theo hướng có lợi cho hòa bình, hợp tác và phát triển, đề nghị các đối tác tiếp tục đóng góp tích cực cho việc duy trì hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông, thúc đẩy các bên tự kiềm chế, không tiến hành các hành động làm phức tạp thêm tình hình, không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực, giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, tuân thủ các nguyên tắc và thủ tục của Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982, tôn trọng đầy đủ các tiến trình ngoại giao và pháp lý, ủng hộ ASEAN và Trung Quốc thực hiện hiệu quả DOC và sớm hoàn thành COC.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hoan nghênh ASEAN và Trung Quốc đạt thỏa thuận về áp dụng Bộ Quy tắc về tránh va chạm bất ngờ trên biển (CUES) ở Biển Đông, lập đường dây nóng giữa các Bộ Ngoại giao về các tình huống khẩn cấp trên biển; đồng thời đề nghị hai bên phấn đấu hoàn tất COC ngay trong năm 2017, nhân dịp kỷ niệm 15 năm ký DOC (2002) và 50 năm thành lập ASEAN.

PV: Trân trọng cảm ơn Thứ trưởng!
Theo QDND.VN
loading...
Việt Nam tích cực tham gia và đóng góp trách nhiệm vào thành công của các hội nghị của ASEAN Reviewed by Unknown on 17:13 Rating: 5

Không có nhận xét nào:

All Rights Reserved by ĐẤT VÕ © 2017

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.