Top Ad unit 728 × 90

loading...

Tình hình biển Đông và cách nhìn nhận của chúng ta

loading...
Những năm gần đây, tranh chấp tại Biển Đông luôn là một đề tài nóng, là một vấn đề nhạy cảm trong khu vực cũng như đối với toàn thế giới. Sức hút của nó khiến Mỹ phải chuyển trọng tâm của mình sang khu vực ASEAN; khiến Nhật Bản quan tâm sâu sắc hơn đến các nước Đông Nam Á và đặc biệt đã khiến cho TQ thực hiện những hành vi gây bất ổn nghiêm trọng tại khu vực Đông Nam Á. 

        Có thể nói, hơn lúc nào hết, Biển Đông đang dậy từng cơn sóng đầy hỗn loạn, đang vấp phải những “mưa xa, bão táp” mạnh mẽ nhất… có nguy cơ gây ra những bất ổn về an ninh cho khu vực và quốc tế. Trước hết, chúng ta hãy cùng điểm lại những vấn đề đang diễn ra tại Biển Đông hiện nay: 

– Một là, tranh chấp chủ quyền lãnh thổ giữa Việt Nam và TQ tại quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, bị TQ đánh chiếm trái phép từ năm 1974 đến nay. Đây không còn là tranh chấp về mặt pháp lý nữa mà thực chất là sự xâm phạm lãnh thổ, chủ quyền của TQ đối với Việt Nam. 
– Hai là, tranh chấp chủ quyền giữa các nước Việt Nam, TQ, Phi- Lip- Pin, Đài Loan, Bru- Ney và Malaysia tại quần đảo Trường Sa. – Ba là, yêu sách đường lưỡi bò (đường 9 đoạn) một cách phi lý, bất hợp pháp của TQ trên toàn Biển Đông.Với âm mưu, ý đồ độc chiếm Biển Đông, TQ muốn biến vùng biển này thành ao nhà, thành sân sau của mình. Là bàn đạp để tiến sâu vào Đông Nam Á và là cánh cửa để Bắc Kinh vươn ra thế giới. 
- Ba là: Những lợi ích về mặt kinh tế, bởi nơi đây chứa hàm lượng dầu mỏ, khí đốt lớn thứ 2 trên thế giới, hơn nữa với sản lượng băng cháy chưa được khai thác sẽ giải quyết vấn đề năng lượng với một quốc gia khát nhiên liệu như TQ. 

– Bốn là, Phía Phi – Lip – Pin đã quyết định kiện TQ ra tòa án quốc tế trong vấn đề tranh chấp đối với bãi Hoàng Nham/ Scarborough (hiện nay TQ đang chiếm giữ từ năm 2012). 

– Năm là, Các hoạt động của TQ tại Biển Đông như: Xây dựng trái phép căn cứ quân sự trên đảo Gạc Ma của Việt Nam mà TQ đã đánh chiếm trước đây; hay vụ việc TQ hạ đặt giàn khoan HD – 981 vào vùng lãnh hãi Việt Nam, xâm phạm nghiêm trong quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa…. 

Trên đây là một vài vấn đề đang gây căng thẳng trên Biển Đông hiện nay. Có thể nhận thấy, phần lớn các vấn đề này đều có sự góp mặt của phía TQ như một dấu hiệu cho chúng ta thấy được tham vọng độc chiếm Biển Đông của quốc gia này. Cùng với những sự việc manh động gần đây của chính quyền Bắc Kinh, chúng ta cần phải có những cách nhìn nhận đúng đắn, có những đánh giá chính xác và những bước đi phù hợp với từng thời gian, hoàn cảnh đối với từng sự việc tại Biển Đông. 

Khuôn khổ bài viết, tác giả xin đưa ra một số cách nhìn nhận tình hình trước những biến động trên Biển Đông trong thời gian qua như sau: 1) Trong các tranh chấp xảy ra trên Biển Đông hiện nay, đều có sự góp mặt của TQ. Đây là một nhân tố nguy hiểm, đã không còn là sự tiềm ẩn mà chính thức mang nhiều nguy cơ gây bất ổn an ninh khu vực và thế giới với âm mưu và ý đồ độc chiếm Biển Đông đã quá rõ ràng của TQ. Tuy nhiên, chính bởi những vấn đề này, mà phía TQ đã, đang và sẽ tiếp tục làm cho các nước láng giềng, các nước trong khối ASEAN thêm phần nghi ngờ, hiểu rõ bộ mặt thật của họ… khiến cho các nước nhỏ sẽ đoàn kết lại với nhau hơn, quay lại cô lập chính TQ. 

        Đồng thời các nước này sẽ hết sức cẩn trọng khi hợp tác với chính quyền Bắc Kinh. Do đó trước bất kì một sự việc nào, đều phải có những tính toán hợp lý, sao cho vừa đảm bảo tình thần hợp tác, hữu nghị, tuyệt đối gây hấn, dẫn đến những vấn đề phức tạp hơn vừa giải quyết triệt để tình huống. 2) Phải luôn tuyệt đối có chính kiến riêng của chúng ta. Phải dựa vào nội lực, sức mạnh bên trong, tinh thần đoàn kết dân tộc là chính, đồng thời tranh thủ sự ủng hộ của dư luận quốc tế trong giải quyết vấn đề trên Biển Đông. Trước những hành động leo thang mà phía TQ đang tiến hành, không chỉ gây bất ổn chung trong khu vực mà còn đang trực tiếp xâm phạm chủ quyền của Việt Nam, đặc biệt ở hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. 

Việt Nam không thể cứ mãi im lặng, đánh đổi chủ quyền thiêng liêng bằng thứ tình cảm láng giềng hữu nghị viển vông ấy. Nhưng mặt khác lại không được phép hành xử kiểu như Phi – Líp – Pin (tuyệt đối dựa vào Mỹ)… đây thực sự là bài toán khó, nhưng không phải không có cách giải quyết nếu như chúng ta thực hiện đúng chủ trương, đường lối mà Đảng và Nhà nước đã đề ra, chấp hành nghiêm chỉnh việc giải quyết tranh chấp trên biển theo quy định của luật pháp quốc tế. 3)Ngoài những mục đích trước mắt mà TQ đang thể hiện qua những hoạt động gần đây, chúng ta cần phải phân tích và đánh giá rõ những mục tiêu lâu dài mà phía TQ muốn đạt được. 

Bên cạnh âm mưu, ý đồ biến Biển Đông thành ao nhà của mình thì các hoạt động đi kèm như: Tiếp tục xây dựng căn cứ quân sự trái phép trên đảo Gạc Ma trong quần đảo Trường Sa của Việt Nam, hay chế tạo thêm nhiều giàn khoan kiểu nửa chìm, nửa nổi (HD-982, hay Nam Hải số 9, Nam Hải số 2, Nam Hải số 4… đưa vào hạ đặt trong khu vực có tranh chấp tại Biển Đông… chính là những hành động thể hiện một cách hung hãn, tỏ rõ quyết tâm của Bắc Kinh đối với chiến lược biển của họ. Do đó, chúng ta cần làm tốt các công tác giám sát nắm tình hình, phối kết hợp nhịp nhà giữa các cơ quan hữu quan trong và ngoài nước. 

           Đặc biệt là báo chí và các kênh thông tấn quốc tế… để đưa sự thật ra ánh sáng và làm rõ bộ mặt thật của TQ tại Biển Đông. Đồng thời có những dự báo kịp thời để giải quyết tranh chấp. 4)Kiên trì đấu tranh giải quyết những vấn đề tranh chấp với TQ dựa trên chính nghĩa và luật pháp quốc tế mà chúng ta đang có, cố gắng kiềm chế, không phát động chiến tranh, không đi đến việc dùng bạo lực để giải quyết căng thẳng (nhưng cũng không thể không dự phòng tình huống xấu nhất có thể xảy ra). Đồng thời, không được quên nhiệm vụ giải quyết các tranh chấp với Đài Loan trong vấn đề đảo Ba Bình thuộc quần đảo Trường Sa (Việt Nam) mà phía Đài Loan đang chiếm đóng trái phép. Mặt khác, cũng không thể loại trừ khả năng, phía Phi – Lip – Pin tiếp tục dựa vào sức mạnh quân sự của Mỹ để tiến hành đổ bộ, đánh chiếm hòn đảo này. 

Tình hình Biển Đông đang hết sức căng thẳng, giải quyết vấn đề này không thể một sớm một chiều, không thể hiếu chiến nhưng lại càng không thể mãi nhân nhượng. Do đó, chúng ta cần có những góc nhìn cụ thể, thấu đáo trước từng sự kiện đã và đang diễn ra. Từ đó, có những nhận định chính xác trong những bước đi tiếp theo của các bên liên quan sao cho giải quyết các tranh chấp trên biển theo hướng có lợi cho Việt Nam và thỏa đáng, đảm bảo hòa bình trong khu vực và trên thế giới.
loading...
Tình hình biển Đông và cách nhìn nhận của chúng ta Reviewed by Giả Trường Thái on 21:40 Rating: 5

Không có nhận xét nào:

All Rights Reserved by ĐẤT VÕ © 2017

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.