Top Ad unit 728 × 90

loading...

Nghĩa trang lính Trung Quốc, tri ân người đã chết, một tấm lòng nhân đạo người Việt

loading...
Chúng ta tìm hiểu về lịch sử chứ chúng ta không chụp mũ, không quy kết. Cái mục đích của việc tìm hiểu lịch sử để phân công, phân tội. Trong bàn tay 10 ngón thì cũng có ngón dài, ngón ngắn thì trong cộng đồng người Trung Quốc cũng có người nọ, người kia. Do lịch sử phức tạp, có mối liên hệ chặt chẽ và xung đột liên miên từ ngay những ngày đầu dựng nước Âu Lạc rồi qua các thời Đinh, Lý, Trần, Lê… mà nhiều bạn mang tư tưởng bài Hoa một cách cực đoan. 

           Giờ quay lại thời kỳ từ năm 1949, khi nước CHDCND Trung Hoa ra đời, trong muôn ngàn khó khăn khi vừa phải cân bản đồ với Nam Hàn và Mỹ ở phía Đông, nhân dân vừa trải qua cuộc binh đao với quân của Tưởng Giới Thạch, Mao Trạch Đông cũng không ngần ngại đồng ý với VNDCCH viện trợ không giới hạn trong tinh thần XHCN quốc tế. Năm 1950, một đoàn cố vấn lớn của Trung Quốc sang Việt nam để bàn về viện trợ, hỗ trợ nhân dân Việt Nam chống Pháp, Mao Trạch Đông đã căn dặn với những người trong đoàn cố vấn đó rằng “Các đồng chí phải nói với nhân dân Việt Nam rằng tổ tiên chúng ta đã có lỗi với Việt Nam, chúng ta xin tạ tội và nguyện một lòng một dạ ra sức giúp Việt Nam đánh bại thực dân Pháp” (trích Hồi ký bằng tiếng Hán của các Cố vấn Trương Quang Hoa, Vũ Hóa Thẩm, Đặng Kim Ba). 
            Năm 1955, Chu Ân Lai khi sang thăm Việt Nam lần đầu tiên cũng đi viếng đến Hai Bà Trưng đầu tiên (Hai Bà Trưng thì mình không giải thích về ý nghĩa của họ trong lịch sử Việt Nam với nhà Hán rồi nha). Thời kỳ căng thẳng nhất trong cuộc chiến tranh giữa Việt Nam và Mỹ, đã có lúc hiện diện tới hơn nửa triệu quân Mỹ trên đất Việt Nam. Các nước như Liên Xô, Cuba, Trung Quốc,..vân vân đã xin phía Việt Nam được gửi quân chí nguyện sang giúp đỡ. Nhưng vì tư tưởng Của Chủ tịch Hồ Chí Minh rằng “Nợ tiền bạc còn dễ trả chứ nợ máu thì khó mà trả được” nên phía Việt Nam đã gửi lời cảm ơn chân thành tới các quốc gia đó và chỉ xin hỗ trợ về mặt tinh thần và vật chất, còn đâu thì vẫn tự cường, tự lực là chính. Ngoài ra, phía Việt nam chấp nhận số lượng giới hạn các chuyên gia, cố vấn quân sự trong các binh chủng kỹ thuật và một số ít (Theo mình biết thì là 17 người) phi công của CHDCNN Triều Tiên sang giúp đỡ, học hỏi kinh nghiệm. 

         Về phía Trung Quốc, họ mong muốn được gửi quân sang giúp đỡ rất nhiều lần trong các cuộc gặp mặt giữa các nguyên thủ hai nước để rồi đi tới ký kết về việc đưa đội công binh Trung Quốc sang giúp đỡ phía Việt Nam khắc phục những “bãi chiến trường” do không quân Mỹ gây ra từ phía vĩ Tuyến 17 trở ra và xây dựng thêm nhiều tuyến đường khác nữa. Trong thời gian đó, phía Trung Quốc đã có tổng cộng khoảng 28 vạn lượt bộ đội tham gia trên đất Việt nam trong 3 năm 1965 – >1968 (6 tháng thay một lần). Chúng ta cũng cần hiểu rõ “Lượt” ở đây có nghĩa là 1 người đi đi về về 1 lần gọi là 1 người. Cũng là người đó đi đi về về 100 lần thì được gọi là 100 lượt. 28 vạn lượt không phải là 28 vạn người Trung Quốc có mặt trên đất Việt Nam mà là 28 vạn lần tổng số lần đi đi về về của tất cả các lính Trung Quốc. Trong số đó có khoảng 1000 lính Trung Quốc hi sinh và hơn 4000 lính khác bị thương, Như vậy từ năm 1949 đến năm 1990, Trung Quốc có 4 lần ra quân sang Việt Nam. 
★ Lần đầu là để giúp đỡ phía Việt Nam . 
★ Lần hai là để đánh chiếm đảo Hoàng Sa từ ngụy quyền VNCH (19/1/1974 ) 
★ Lần ba là để đánh chiếm Trường Sa từ chính quyền VNDCCH (14/3/1988 – hơn 70 binh sĩ VN tử vong – chúng ta mất Gạc Ma nhưng giữ được Cô Lin và Len Đao) 
★ Lần thứ 4 (Lần ba thuộc lần bốn) là cuộc chiến ngắn ngày từ ngày 17/2/1979 nhưng thực chất đó là cuộc chiến dài mười năm. Như vậy ba cuộc ra quân sau là phi pháp còn cuộc ra quân đầu tiên là với mục đích giúp đỡ. Như vậy 40 nghĩa trang có mộ người Trung Quốc kia là hợp tình hợp lý của nhà nước VNDCCH với những người Trung Quốc đã hi sinh cho Việt Nam. Cho dù đó chỉ là mưu đồ chính trị hay gì đi nữa nhưng những người lính kia là vô tội vì vậy các bạn cũng đừng dùng những lời lẽ xúc phạm để mắng chửi người đã khuất.
Nguồn: Sưu tầm facebook
loading...
Nghĩa trang lính Trung Quốc, tri ân người đã chết, một tấm lòng nhân đạo người Việt Reviewed by Giả Trường Thái on 21:50 Rating: 5

Không có nhận xét nào:

All Rights Reserved by ĐẤT VÕ © 2017

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.